Quan hệ đối ngoại Kiribati

Kiribati được chấp nhận làm thành viên thứ 186 của Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 năm 1999.

Quan hệ trong khu vực

Cộng hòa Kiribati và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 15 tháng 9 năm 2014[23]

Kiribati duy trì các mối quan hệ gần gũi với phần lớn các quốc gia và đặc biệt là các quốc gia láng giềng ở Thái Bình Dương, Nhật Bản, Australia và New Zealand, vốn là những nhà viện trợ chính của nước này. Đài Loan và Nhật Bản cũng mua quyền đánh cá có thời hạn tại các vùng biển của Kiribati.

Vào tháng 11 năm 1999 Cơ quan Phát triển Không gian Quốc gia Nhật đã thông báo kế hoạch thuê đất trên đảo Christmas của Kiritimati trong vòng 20, nhằm mục đích xây dựng một sân bay vũ trụ. Theo đó, phía Nhật sẽ trả US$840.000 mỗi năm và chịu mọi chi phí cho sự phá huỷ môi trường và đường sá. Ngoài ra một trạm tiếp sóng cũng sẽ hoạt động tại Kiritimati[24] và một sân bay bị bỏ hoang trên đảo sẽ được dùng lam đường băng cho các chuyến trở về của tàu con thoi có tên HOPE-X. Tuy nhiên chương trình HOPE-X, cuối cùng lại bị huỷ bỏ vào năm 2003.

Mối quan hệ với Hoa Kỳ

Đoàn Hoà Binh Hoa Kỳ, một trong Các cơ quan độc lập của chính phủ liên bang Hoa Kỳ, thông báo kế hoạch rút khỏi Kiribati vào tháng 11 năm 2008 sau 35 năm phục vụ tại quốc gia này.[25] Michael Koffman, Giám đốc của Đoàn Hoà Binh Mỹ tại Kiribati, trích dẫn lý do chính khiến họ rời đi là dịch vụ hàng không nội địa nước này thất thường và thường xuyên bị huỷ.[25]

Kiribati và vấn đề Thay đổi Khí hậu

Là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nặng nề do vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu, Kiribati đã tham gia tích cực trong các nỗ lực ngoại giao quốc tế liên quan đến vấn đề thay đổi khí hậu, quan trọng nhất là các hội nghị của UNFCCC. Kiribati là một thành viên của Liên Minh các Quốc gia Tiểu Hải Đảo (AOSIS), một tổ chức liên chính phủ của các quốc đảo nhỏ có bờ biển thấp. Được thành lập vào năm 1990, mục tiêu chính của liên minh là nêu cao tiếng nói của Các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS) đến vấn đề ấm lên toàn cầu. Ngay từ khi thành lập AOSIS đã có nhiều hoạt động tích cực, như trong việc đưa ra bản sơ khảo trong đàm phán ký kết Nghị định thư Kyoto vào đầu năm 1994.

Năm 2009, Tổng thống Tong tham dự Climate Vulnerable Forum (V11) tại Maldives, cùng với 10 quốc gia khác dễ bị ảnh hưởng từ biến đối khí hậu, và ký kết tuyên bố đảo Bandos vào ngày 10 tháng 11 năm 2009, cam kết đưa ra sự lãnh đạo đúng hướng và bắt đầu thực hiện nền kinh tế xanh bằng các giảm lượng khí thải. Tháng 11 năm 2010, Kiribati sẽ là nơi diễn ra Hội nghị biến đổi khí hậu Tarawa (TCCC), nhằm mục đích hỗ trợ sáng kiến của Tổng thống Kiribati tổ chức một diễn đàn tham khảo ý kiến giữa các quốc gia dễ bị ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu với các đối tác của họ trong tầm nhìn tạo ra một môi trường thuận lợi cho đàm phán đa phương dưới sự bảo trợ của UNFCCC. Hội nghị này là sự kiện theo sau Diễn đàn Biến đổi Khí hậu. Dựa trên các kinh nghiệm từ COP, TCCC dự kiến sẽ đề cử một kế hoạch hành động có nhiều sự tham khảo đóng góp ý kiến, bởi các đối tác quan trọng giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển.[26] Hội nghị này sẽ là cuộc vận động chính và sự kiện xây dựng chính trong mối quan hệ giữa các đối tác trong mối quan hệ toàn cầu và khu vực Thái Bình Dương về vấn đề thay đổi khí hậu. Ngoài ra, mục tiêu của hội nghị sẽ là một phần trong tiến trình thương thảo trong khu vực và toàn cầu diễn ra trong năm 2010. Mục tiêu cuối cùng của hội nghị là giảm số lượng và độ khác biết trong quan điểm giữa các bên trong tiến trình COP, tìm ra các yếu tố tương đồng giữa các bên tham gia và do đó hỗ trợ Kiribati và các bên tham gia vào COP16 diễn ra ở Cancun, México, từ 29 tháng 11 đến 10 tháng 12 năm 2010.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kiribati //nla.gov.au/anbd.aut-an35312259 http://www.abcnews.go.com/WNT/story?id=3002001&pag... http://timesofindia.indiatimes.com/World/USA/Tiny_... http://news.neoblack.com/news_item.asp?newsid=1066 http://www.newscientist.com/article/mg20627633.700... http://www.reuters.com/article/latestCrisis/idUSSP... http://www.rnzi.com/pages/news.php?op=read&id=3379... http://www.trussel.com/kir/dateline.htm http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/artic... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&...